Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an   Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an I_icon_minitimeFri Mar 12, 2010 9:28 am

Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an

TTO - * Ngành lịch sử học gồm những chuyên ngành gì? Học lịch sử có được học tiếp bằng 2 của ngành học khác không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành lịch sử có nhiều chuyên ngành khác nhau để lựa chọn: lịch sử VN, lịch sử thế giới, lịch sử Đảng cộng sản VN, khảo cổ học… tùy vào từng chuyên ngành này sẽ có hướng nghiên cứu thích hợp.

Điều kiện để học bằng 2 là chỉ cần tốt nghiệp ĐH. Một ngành ngoại ngữ phải thi tuyển đầu vào các môn ngoại ngữ. Còn các ngành học khác sẽ được tuyển thẳng.

* Học ngành luật ra trường làm việc ở đâu?

- ThS Lê Văn Hiển: Ngành luật hiện nay đang rất “hot” mà nhiều học sinh lại không biết. Học luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an.

Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: luật thương mại, luật dân sự, luật quốc tế, luật hình sự…

* Yêu thích ngành báo chí truyền thông nhưng cũng yêu thích ngành quan hệ quốc tế. Học hai ngành cùng một lúc được không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Qui chế học theo tín chỉ hiện cho phép sinh viên học cùng lúc hai ngành trong một trường. Nhưng tôi khuyên các bạn học “một nghề cho chín còn hơn học chín nghề”. Vì nếu học cùng một lúc hai ngành sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian. Nên học xong một ngành trước rồi học tiếp ngành nữa.

* Muốn thi vào ngành báo chí cần những kỹ năng gì?

- Nhiều năm gần đây, ngành báo chí trở nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ nhưng để thi vào ngành học này không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành học này ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có tỷ lệ chọi cao nhất, điểm chuẩn luôn rất cao (năm vừa rồi điểm chuẩn ngành báo chí là 19). Những thí sinh chọn ngành báo chí thường là học sinh khá trở lên và nhiều HS rất giỏi… Tuy nhiên, nghề báo rất khắc nghiệt, phải chịu nhiều áp lực và đòi hỏi sức chịu đựng cao… Bên cạnh đó, nghề báo đỏi hỏi các bạn phải có nhiều kỹ năng mềm, khả năng giảo tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng.

Đầu ra của sinh viên ngành báo chí không chỉ là làm báo. Nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành hiện rất nhiều. Tuy nhiên, không phải học báo chí mới ra làm báo được. Hiện nay nhiều nhà báo giỏi không phải học báo chí…

* Học ngành xã hội học ra trường làm việc ở cơ quan nào? Ai thích hợp để học ngành này?

- TS Phạm Tấn Hạ: Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấng thân, kỹ năng và vốn sống... Nhiều SV học xã hội học đến lúc đi thực tập được phân về các Trung tâm cai nghiện đã bị “dội” ra. Tôi khuyên các cần phải tìm hiểu thật kỹ một ngành học nào đó trước thi quyết định chọn thi.

* Ngành lịch sử học gồm những chuyên ngành gì? Học lịch sử có được học tiếp bằng 2 của ngành học khác không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành lịch sử có nhiều chuyên ngành khác nhau để lựa chọn: lịch sử VN, lịch sử thế giới, lịch sử Đảng cộng sản VN, khảo cổ học… tùy vào từng chuyên ngành này sẽ có hướng nghiên cứu thích hợp.

Điều kiện để học bằng 2 là chỉ cần tốt nghiệp ĐH. Một ngành ngoại ngữ phải thi tuyển đầu vào các môn ngoại ngữ. Còn các ngành học khác sẽ được tuyển thẳng.

* Học ngành luật ra trường làm việc ở đâu?

- ThS Lê Văn Hiển: Ngành luật hiện nay đang rất “hot” mà nhiều học sinh lại không biết. Học luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau.

Nhiều bạn nghĩ học luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: luật thương mại, luật dân sự, luật quốc tế, luật hình sự…

* Yêu thích ngành báo chí truyền thông nhưng cũng yêu thích ngành quan hệ quốc tế. Học hai ngành cùng một lúc được không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Qui chế học theo tín chỉ hiện cho phép sinh viên học cùng lúc hai ngành trong một trường. Nhưng tôi khuyên các bạn học “một nghề cho chín còn hơn học chín nghề”. Vì nếu học cùng một lúc hai ngành sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian. Nên học xong một ngành trước rồi học tiếp ngành nữa.

* Muốn thi vào ngành báo chí cần những kỹ năng gì?

- Nhiều năm gần đây, ngành báo chí trở nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ nhưng để thi vào ngành học này không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành học này ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có tỷ lệ chọi cao nhất, điểm chuẩn luôn rất cao (năm vừa rồi điểm chuẩn ngành báo chí là 19). Những thí sinh chọn ngành báo chí thường là học sinh khá trở lên và nhiều HS rất giỏi… Tuy nhiên, nghề báo rất khắc nghiệt, phải chịu nhiều áp lực và đòi hỏi sức chịu đựng cao… Bên cạnh đó, nghề báo đỏi hỏi các bạn phải có nhiều kỹ năng mềm, khả năng giảo tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng.

Đầu ra của sinh viên ngành báo chí không chỉ là làm báo. Nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành hiện rất nhiều. Tuy nhiên, không phải học báo chí mới ra làm báo được. Hiện nay nhiều nhà báo giỏi không phải học báo chí…

* Học ngành xã hội học ra trường làm việc ở cơ quan nào? Ai thích hợp để học ngành này?

- TS Phạm Tấn Hạ: Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấng thân, kỹ năng và vốn sống... Nhiều SV học xã hội học đến lúc đi thực tập được phân về các Trung tâm cai nghiện đã bị “dội” ra. Tôi khuyên các cần phải tìm hiểu thật kỹ một ngành học nào đó trước thi quyết định chọn thi vào…

* Ngành ngữ văn Anh khác với ngành quan hệ quốc tế như thế nào?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành ngữ văn Anh hoàn toàn khác với ngành quan hệ quốc tế. Ngữ văn Anh đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và văn chương tiếng Anh. Khi vào ĐH sinh viên sẽ được học hai khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Sau ba học kỳ, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành. Đối với ngành ngữ văn Anh có các chuyên ngành: biên phiên dịch, giảng dạy và văn hóa - văn học. Tùy theo sở thích các bạn có thể chọn từng chuyên ngành. Còn ngành quan hệ đào tạo sinh viên ra trường làm công tác đối ngoại. Sinh viên được học các kiến thức về công pháp quốc tế, luật pháp quốc tế, kinh tế quốc tế… Các bạn được trang bị các kỹ năng trong công tác đàm phán, bên cạnh đó sinh viên được học tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế, khác với tiếng Anh của ngành ngữ văn Anh.

* Nhu cầu về biên phiên dịch hiện nay ra sao?

- TS Phạm Tấn Hạ: Nếu một ngành học nào đó mà xã hội không cần thì sẽ không ai đào tạo ngành đó nữa. Vấn đề sinh viên ra trường có xin việc được hay không tùy thuộc vào năng lực của mình. Nếu một sinh viên tốt nghiệp loại khá, có nhiều kỹ năng mềm sẽ dễ dàng xin được việc làm hơn so với sinh viên bình thường khác. Các bạn phải biết tự tích lũy nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cho mình để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

* Ngành nhân học đào tạo về những vấn đề gì?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành nhân học trước đây là bộ môn dân tộc học thuộc khoa lịch sử. Ngành này nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của một tộc người dưới sự tác động của môi trường sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Sinh viên được trang bị kiến thức hai chuyên ngành: nhân học kinh tế và nhân học về văn hóa xã hội. Nhu cầu nhân lực của ngành này hiện rất lớn. Nếu các bạn học giỏi, có khả năng tiếng Anh tốt, có những kỹ năng mềm sẽ dễ dàng tìm được việc làm ở các công ty nước ngoài hoặc tổ chức phi chính phủ.

* Cơ hội nghề nghiệp của ngành tâm lý học có cao không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Nhu cầu của ngành tâm lý hiện rất lớn nên mấy năm gần đây điểm chuẩn tuyển sinh của ngành này khá cao. Đây là ngành học khá hấp dẫn các bạn trẻ. Sinh viên tốt nghiệp ngành này trở thành các chuyên gia tư vấn tâm lý có thể làm việc được ở nhiều lĩnh vực khác nhau, t. Các sinh viên được đào tạo các kiến thức và các kỹ năng về : tâm lý hướng nghiệp, tâm lý trong kinh doanh, tâm lý tội phạm…

* Muốn thi vào ngành ngữ văn Tây Ban Nha phải học giỏi môn học nào?

- TS Phạm Tấn Hạ: Đây là ngành học mới của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Ngành này tuyển sinh khối D1, D2, D3. Học ngành này có nhiều lợi thế là sinh viên được học với người bản ngữ, được sự quan tâm của Đại sứ Tây Ban Nha tại VN. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai sau tiếng Anh ở châu Âu.

* Cơ hội việc làm của ngành quản trị - luật ?

- Th.S Lê Văn Hiển: Mục tiêu đào tạo của ngành quản trị - luật nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM.

Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh...

TTO
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
 

Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Bảng điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin và công nghệ hóa học các năm gần đây
» CuỘc thi thiẾt kẾ logo ngành quẢn trỊ kinh doanh - ĐẠi hỌc hoa sen
» Công cụ trắc nghiệm RIASEC định hướng ngành nghề
» Tài liệu tổng hợp về ngành nghề do nhóm GKSN tổng hợp
» cần thông tin về ngành điện công nghiệp hệ liên thông trung cấp->cao đẳng
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: HỌC SINH CẦN BIẾT :: Hướng Nghiệp-
Chuyển đến 
Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất