Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo Empty
Bài gửiTiêu đề: Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo   Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo I_icon_minitimeTue Jul 27, 2010 6:29 pm

TT - Lâu nay có tình trạng phổ biến là trong các phiên họp HĐND địa phương, con số tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thường được đưa ra làm thước đo chất lượng giáo dục.

Tỉ lệ đậu thấp - ngành giáo dục có vấn đề, cần phải được mổ xẻ, thậm chí cần có ai đó nhận trách nhiệm; tỉ lệ đậu cao - chất lượng giáo dục tốt, ngành giáo dục có thành tích, địa phương có thành tích.

Đạt tỉ lệ đậu cao đến mức bất thường so với năm qua cũng… cứ tốt. Cách nhìn nhận vấn đề kiểu như vậy vừa không khoa học vừa tạo áp lực rất lớn lên cán bộ quản lý giáo dục.

Không khoa học ở chỗ chất lượng giáo dục xét theo đúng nghĩa của nó không chỉ được đo qua điểm số, càng không phải là điểm số các môn được chọn ra để thi. Chất lượng về tư cách đạo đức, về làm người đâu hề được đo đếm qua kỳ thi, có chăng chỉ là một cách phiến diện qua việc thí sinh có thực hiện nội quy thi cử hay không. Điểm số cao thấp mà thí sinh đạt qua một kỳ thi tốt nghiệp hoàn toàn không thể là căn cứ để dự báo khoa học được là sau này ra đời, em đó có thành công dân lương thiện hay không, yêu nước hay không, sống có ích cho cộng đồng xã hội và thân thiện với môi trường thiên nhiên hay không, có thành đạt hay không…

Nếu hiểu hẹp khái niệm chất lượng giáo dục là chất lượng kiến thức văn hóa phổ thông thôi thì kỳ thi tốt nghiệp với sáu môn thi cũng chưa làm thước đo được. Do đó, đánh đồng tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông với chất lượng giáo dục là một quan niệm sai lầm cần sớm được thay đổi. Ai từng công tác trong ngành giáo dục đều biết có nhiều phương cách “tối” để đạt tỉ lệ tốt nghiệp “sáng”. Không ít cán bộ quản lý giáo dục đã không đứng vững nổi trước áp lực phải có tỉ lệ tốt nghiệp cao mà đành chỉ đạo ra đề phù hợp với “trình độ chung” (chứ không phải theo yêu cầu của chương trình!), chỉ đạo coi thi “dễ dễ một chút”, chấm thi “nới tay một chút” hay lo xa hơn thì chuyển trước học sinh yếu qua thi hệ khác coi thi dễ hơn…

Những cán bộ nào trung thực và có bản lĩnh, không thực hiện các thủ đoạn trên mà đi theo con đường thực chất là lo nâng cao chất lượng dạy và học thì phải chấp nhận sự chuyển biến rất chậm chạp trong một số năm, thậm chí phải lùi “một bước” để rồi tiến “hai bước”. Lãnh đạo nào hiểu chiến lược này thì sẽ ủng hộ loại cán bộ có bản lĩnh đó. Còn nếu lãnh đạo tỉnh mà cứ so đo tại sao tỉnh khác người ta nâng tỉ lệ tốt nghiệp lên vài chục phần trăm ngay sau một năm trong khi tỉnh mình vẫn “giẫm chân tại chỗ”, lãnh đạo ấy sẽ chạy theo lợi ích trước mắt, tiếng tăm trước mắt mà quên lợi ích thực chất, tiếng tăm lâu dài để không tin dùng cán bộ quản lý giáo dục trung thực, có bản lĩnh.

Không lâu nữa thôi, xã hội có dịp kiểm chứng lại kết quả thi tốt nghiệp 2010 để hiểu đâu là thực chất - đó là phân tích tỉ lệ thí sinh thi đại học đạt dưới 6 điểm cho ba môn thi theo từng tỉnh. Đề thi đại học tuy có mục tiêu khác với thi tốt nghiệp nhưng luôn bảo đảm môn nào cũng có vài ba câu “thả” cho học sinh trung bình làm được, nghĩa là kiếm được khoảng 2 điểm cho mỗi môn thi.

Không làm nổi câu nào trong một bài thi, thậm chí để bị điểm 0 cho cả ba môn thi thì có đến 99% khả năng đó là học sinh không đáng tốt nghiệp phổ thông. Bộ GD-ĐT cứ chiếu tỉ lệ đạt dưới 6 điểm của thí sinh từng tỉnh mà xếp hạng rồi đối chiếu với bảng tổng sắp trong kỳ tốt nghiệp vừa qua để đánh giá độ tin cậy của kết quả tốt nghiệp mỗi tỉnh.

Bộ làm cho tỉnh, tỉnh làm cho trường. Cần công bố công khai tỉ lệ thí sinh đạt dưới 6 điểm của từng địa phương, từng trường cho xã hội được biết. Làm như vậy sẽ giúp người dân thấy đâu là trình độ thật của con em mình, giúp lãnh đạo tỉnh nhận ra chân giá trị của cán bộ quản lý giáo dục địa phương mình.

Và cũng xin đừng quên một điều: tỉnh nào có tỉ lệ tốt nghiệp cao mà không đúng thực chất, tỉnh đó đang đứng ngoài cuộc vận động “hai không”.

TS HỒ THIỆU HÙNG
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo   Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo I_icon_minitimeTue Jul 27, 2010 6:31 pm

Thi “2 trong 1” phá sản?

TT - Với chủ trương “nâng đầu yếu kém”, nhiều địa phương đã có những “cú nhảy ngoạn mục” trong tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. 40 tỉnh có hệ THPT đỗ tốt nghiệp trên 90%, trong khi năm 2009 chỉ có 10 tỉnh.

Năm 2007, khi tỉ lệ tốt nghiệp tụt xuống mức thê thảm, việc đặt ra vấn đề thi “hai trong một” (kỳ thi quốc gia sử dụng kết quả chung để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) vẫn khiến rất nhiều người nghi ngại.

Bây giờ, sau ba năm, kết quả đậu tốt nghiệp lại tăng đột biến. Liệu với kết quả này, có thể áp sát được mục tiêu tổ chức kỳ thi “hai trong một” nữa không?

Trái quy luật

Năm 2007, khi tỉ lệ tốt nghiệp (đợt 1) THPT của tỉnh Nghệ An tụt xuống đến 45%, lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An lúc đó đã nói: “Cái được lâu dài là lấy lại niềm tin vào sự trung thực của giáo dục, niềm tin đó sẽ giúp chúng ta lấy lại động cơ dạy và học, sự quan tâm đúng mức của cha mẹ học sinh”.

Nhưng vị lãnh đạo này cũng nói: “Từng là thầy giáo và trực tiếp làm việc trong ngành giáo dục, tôi và đồng nghiệp đều hiểu khi làm thực chất, việc nâng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lên không dễ, nhất là khi động vào “lô cốt” học sinh yếu kém”.

Nếu nỗ lực hết sức mình với nhiều giải pháp khác nhau cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cả xã hội thì trong một năm sẽ có thể nâng được tối đa tỉ lệ tốt nghiệp là 10%. Nhưng kiên trì khoảng 5-7 năm, 10 năm, chất lượng dạy học từ bậc tiểu học cũng có thể “rung rinh” chuyển theo hướng tích cực.

Những cú nhảy ngoạn mục

Tỉnh Sơn La từ vị trí cuối bảng xếp hạng năm 2009 đã nâng tỉ lệ tốt nghiệp từ 39% lên 92,43% (tăng 52%); Yên Bái từ 72,74% lên 98,51% (tăng gần 26%), Hà Tĩnh tăng từ 73% lên 98% (tăng 25%)... Ở hệ giáo dục thường xuyên, nơi lâu nay vẫn nhức nhối vì những bất cập về điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, kể cả ở những đô thị lớn thì sự gia tăng về tỉ lệ tốt nghiệp năm nay lại càng rõ rệt: Sơn La tăng 68%, Thanh Hóa tăng 44,36%, Hà Tĩnh tăng 55%, Ninh Bình tăng 40%, Hà Nam tăng 46,46%, Hà Giang tăng 59,6%, Yên Bái tăng 50,67%, Kon Tum tăng 30,5%...

10% là tỉ lệ mà người làm giáo dục dự tính. Thầy Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), một trường có đầu vào rất thấp - thừa nhận: một năm nâng 5-10% là một cố gắng quá lớn đối với những nơi có nhiều học sinh yếu kém.

Thầy Lâm cho rằng để cải thiện chất lượng giáo dục nói chung và nâng tỉ lệ tốt nghiệp lên cao được như hiện nay, cần phải có sự kiên trì làm thay đổi chất lượng giáo dục từ bậc học thấp, mà như thế thì cần nhiều năm chứ không thể trong ba năm (từ 2007-2010) có thể làm được.

Khó vực dậy niềm tin

Một cán bộ quản lý từng có những năm hồ hởi với “hai không” chia sẻ: “Thấy tỉ lệ tốt nghiệp của các tỉnh lần lượt công bố mà buồn. Buồn vì những ai từng làm nghề dạy học đều biết rõ đâu là con số thật, đâu là giả.

Nhớ lại năm 2007, dù đứng trước khó khăn nhưng những người làm giáo dục đã đón nhận phản hồi từ phía người dân một cách tích cực. Họ tin tưởng vào sự chấn hưng giáo dục, bắt đầu từ việc ngăn chặn tiêu cực thi cử. Nhưng tiếc là điều đó đã không được duy trì. Việc vực lên một tỉ lệ tốt nghiệp thì dễ nhưng vực dậy niềm tin thì khó”.

Phân tích về những cản trở để đi đến sự trung thực, đại diện ngành giáo dục một số địa phương đã thành thật nói: “Để có kết quả không trung thực, yếu tố có thể tác động nhiều nhất là khâu ra đề và khâu coi thi”.

Khi nói đến áp lực thành tích, có giám đốc sở GD-ĐT đã cho rằng: “Chính phủ cần triệu tập cuộc họp các chủ tịch tỉnh để cố gắng thay đổi quan điểm, cách nghĩ của họ”.

Chống bệnh thành tích là con đường dài và gian nan chứ không thể thành công được theo kiểu làm phong trào.

Và... “2 trong 1”

Không có kết quả thực chất, không thể vực dậy được niềm tin, làm sao có thể thực hiện một kỳ thi “hai trong một”. GS Văn Như Cương - hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) - cho rằng: “Tổ chức một kỳ thi cồng kềnh, tốn kém, căng thẳng nhưng chỉ để “đánh trượt” vài phần trăm số học sinh thì kỳ thi đó không có nhiều giá trị, quá tốn kém”.

Nói về kỳ thi “hai trong một” với kết quả tốt nghiệp hiện nay, đại diện nhiều trường đại học cũng lắc đầu lo lắng. TS Nguyễn Phục Vụ, Trường ĐH Mỏ địa chất, bày tỏ: “Với mục tiêu đào tạo nhân lực có chất lượng, không trường nào muốn sử dụng kết quả thi thiếu thực chất để tuyển những sinh viên có chất lượng đầu vào thấp”.

Có lẽ quan điểm của bộ về vấn đề này cũng thể hiện rõ qua những việc bộ đã và đang làm. Với kết quả tốt nghiệp cao ngất ngưởng, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trả lời: “Bộ chưa đặt ra vấn đề thi hai trong một”.

Thêm một lần nữa, dự định “hai trong một” lại bị treo và những người có trách nhiệm vẫn né tránh một sự thừa nhận là nó không thể khả thi khi bệnh thành tích chưa bị đẩy lùi.

VĨNH HÀ
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
 

Đừng lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm thước đo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông
» Cấu trúc đề thi tốt nghiệp và đại học 2010
» Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh năm 2011
» Đừng nhầm lẫn giữa “thích” và “làm được”
» Có ai muốn học Trung Cấp Chuyên Nghiệp ko?
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: HỌC SINH CẦN BIẾT :: Thông Tin Tuyển Sinh-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất