Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 sơ cứu các trường hợp thường gặp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

sơ cứu các trường hợp thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: sơ cứu các trường hợp thường gặp   sơ cứu các trường hợp thường gặp I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:04 am

Điện giật có thể gây ngừng thở, ngừng tim, tử vong đột ngột, nên thời gian cấp cứu nạn nhân tại chỗ trong 5 phút đầu được coi là vàng.

Nguyên nhân bị điện giật

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do cơ thể người tiếp xúc với hai cực của nguồn điện. Thông thường, chân người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất được coi là một cực, cực còn lại là một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể tiếp xúc với nguồn điện.

Dòng điện xoay chiều có đặc điểm kích thích mạnh mẽ và liên tục đối với hệ thần kinh và cơ. Nhóm cơ khép và gấp co mạnh hơn nhóm cơ duỗi, nên nạn nhân càng có xu hướng dính chặt vào nguồn điện mà không thể dứt ra được, mặc dù ban đầu vẫn còn biết mình đang bị nạn nhưng không thể điều khiển được các cơ duỗi ra.

Những tổn thương do điện giật

Nếu dòng điện tác động thẳng tới lồng ngực làm co cứng các cơ hô hấp, hoặc kích thích thần kinh điều khiển chức năng hô hấp ở một vị trí nào đó, áp lực không khí trong phổi tăng lên đột ngột, các phế nang bị vỡ, tổ chức kẽ nhu mô phổi bị phù nề và xung huyết, nạn nhân có thể tử vong do ngạt thở.

Nếu dòng điện tác động vào cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hệ tuần hoàn, gây ra tình trạng rung thất, ngừng tim thì tâm trương, nạn nhân có thể tử vong đột ngột mà chưa có biểu hiện tổn thương ở các tạng khác. Đường đi của dòng điện theo kiểu tay trái - chân phải, sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện trực tiếp đi qua tim.

Điện giật có thể gây ra tình trạng bỏng hết sức nguy hiểm cho nạn nhân. Khi dòng điện đi qua cơ thể sẽ xuất hiện bỏng ở nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau. Xương có điện trở cao, khoảng 50Ω nên mức độ bỏng ở xương rất nặng, khó chẩn đoán và khó tiên lượng. Dòng điện cao thế thường gây bỏng sâu và rộng, kèm theo bỏng do phóng tia lửa điện. Dòng điện hạ thế gây bỏng sâu và hẹp, mức độ nhẹ hơn bỏng điện cao thế.

Bỏng điện có thể gây hoại tử và chảy máu thứ phát, bởi vì khi dòng điện đi qua tế bào sẽ gây ra hiện tượng đục lỗ màng tế bào, đồng thời làm rối loạn chuyển hoá các chất trong và ngoài màng tế bào. Chảy máu và hoại tử có thể gây nên hội chứng chèn ép khoang, cần phải phẫu thuật cấp cứu giải phóng chèn ép để tránh hoại tử chi.

Cấp cứu nạn nhân bị điện giật

Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.

Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 đến 30 lần. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị điện giật, nếu có ngừng thở, phải thổi ngạt từ 30 đến 60 lần một phút.

Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Ngừng tim trong vòng 1 phút, khả năng cứu sống có thể tới 95%. Ngừng tim sau 5 phút, khả năng cứu sống chỉ còn 1%, và sẽ để lại di chứng thần kinh rất nặng nề vì tế bào não sẽ bị chết sau 5 phút thiếu Ôxy.

Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần mỗi phút.

Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, ngoại trừ trẻ sơ sinh là 3 lần ép tim thổi ngạt một lần.

BS Trần Văn Phúc

BV Xanh Pôn


Được sửa bởi giakiemsn ngày Mon Mar 29, 2010 9:06 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

sơ cứu các trường hợp thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: sơ cứu khi bị bong gân   sơ cứu các trường hợp thường gặp I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:05 am

Các dấu hiệu và triệu chứng bong gân

Các dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ, và đặc biệt của bong gân, rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, sưng và bầm (thường xảy ra một lúc sau tai nạn). Thường không phân biệt được bong gân hay gãy xương nếu không có phim X-quang và thường bong gân cũng lâu lành như gãy xương đơn giản.

Nếu còn nghi ngờ hãy xử trí tổn thương này như gãy xương và cần chăm sóc y tế thêm.

- Nhẹ nhàng khám chỗ thương tổn để đánh giá độ nặng.


Các sơ cứu

Người bị nạn thườn cảm thấy chỗ đó không bị gãy xương - nếu trước đó người này đã từng bị những tổn thương tương tự, đặc biệt là tổn thương xảy ra trong thể thao. Nếu cả bạn và nạn nhân đều đã chắc chắn không còn tổn thương nào khác thì cách xử trí tốt nhất là:

• Nghỉ ngơi.

• Đắp đá lạnh.

• Băng ép.

• Nâng chân cao lên.

1. Để yên phần chi bị thương. Điều này tránh tổn thương nặng thêm. Giúp người bệnh được ở tư thế thoả mái - đối với chân bị thương, thường là nằm nghỉ với đầu và vai được gối cao.

2. Đặt gạc lạnh lên. Bọc một ít nước đá trong băng tam giác hoặc miếng vải sạch và nhẹ nhàng đặt lên chỗ bị thương. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng. Không đặt đá trực tiếp lên chỗ bị thương bởi có thể làm da tổn thương. Làm lạnh vết thương trong 10 - 15 phút, thêm nước đá nếu cần để giữ gạc lạnh.

3. Dùng gạc cuộn băng ép lại. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương.

4. Nâng cao phần bị thương. Cách này làm giảm sưng và đau. Nếu cánh tay bị thương, có thể dùng cánh tay hoặc băng treo để tuỳ nghi nâng đỡ thêm.

5. Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm chi luôn được nâng cao và nâng đỡ liên tục đến khi được giúp đỡ.
Về Đầu Trang Go down
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

sơ cứu các trường hợp thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: sơ cứu khi bị chảy máu cam   sơ cứu các trường hợp thường gặp I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:06 am

Xử trí đầu tiên là cầm máu, khi đã ổn định mới tìm hiểu nguyên nhân.

Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:

- Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...).

- Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi...).

- Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.

- Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

- Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

- Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

- Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Cách sơ cứu

- Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

- Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa.

- Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu.

- Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

- Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ.

- Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

- Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

- Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Nếu thấy các dấu hiệu sau nên đưa người bị chảy máu cam đến các cơ sở Y tế

- Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.

- Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.

- Người bệnh bị huyết áp cao.

- Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).

- Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




sơ cứu các trường hợp thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sơ cứu các trường hợp thường gặp   sơ cứu các trường hợp thường gặp I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

sơ cứu các trường hợp thường gặp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» cuộc thi video clip chủ đề môi trường mang tên “Môi trường xanh”.
» Kế toán - kiểm toán, nhiều trường đáng “gờm” ( Tuoitre-17/3/2010) ---> Tổng hợp điểm chuẩn một số trường
» Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ
» Sơ cứu chấn thương sọ não
» Sơ cứu chấn thương phần mềm
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: CHUYỆN TRÒ CUỘC SỐNG :: Kiến Thức Phổ Thông-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất