Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ   Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:07 am

Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc...

1. BỎNG

Rửa vết bỏng cho trẻ.

Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.

Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.


2. CHẢY MÁU CAM

Cho trẻ ngồi xuống và ngửa đầu lên để dòng máu không chảy ra khỏi mũi. Để chúng thở bằng miệng và bịt đầu mũi lại trong 10 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, ép mũi trở lại trong 2 lần nữa.

Khi máu ngừng chảy, lau sạch mũi. Bảo trẻ không nói chuyện, ho hay khụt khịt bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.

Đừng ngửa hẳn đầu trẻ ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Nếu máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ.

3. NGHẸN

Chữa nghẹn cho trẻ hơn 1 tuổi.

Trẻ có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.

Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.

Với trẻ hơn 12 tháng tuổi,

đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.

Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.

Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.

Với trẻ trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.

Nếu trẻ vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.


4.BONG GÂN

Bạn nghi ngờ trẻ bị bong gân. Trước tiên cho bé ngồi xuống. Bọc một ít đá trong khăn mặt và áp lên chỗ bị đau trong 10 phút để giảm sưng tím. Băng vết thương cẩn thận. Giữ chỗ đau ở trên cao để làm giảm dòng máu tới vết thương, đỡ sưng tấy.


5. NGÃ

Nếu trẻ bị bất tỉnh, dù chỉ trong thời gian ngắn, hãy quấn chăn cho bé để giảm sốc, rồi gọi cấp cứu.

Đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ. Tìm kiếm các vết rạn nứt sọ, như hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc chảy nước từ mũi.

Kiểm tra chỗ chày xước hay chân tay có hình dáng bất thường. Nếu bạn nghi xương bị gãy thì hãy giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến. Quấn tạm khăn quanh chỗ đó.

Nếu trẻ tỉnh táo và không có dấu hiệu nghiêm trọng gì, dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng.

Theo dõi trẻ trong ít nhất 48 tiếng sau khi tai nạn, gọi bác sĩ nếu bạn phát hiện vấn đề gì khác thường như chóng mặt, hoa mắt, nói khó.


6. ĐIỆN GIẬT

Bạn không được chạm vào trẻ nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.

Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với trẻ để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.

Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.

Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.


7. NGỘ ĐỘC

Nếu bạn tin rằng trẻ đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ trẻ im cho đến khi bác sĩ đến.

Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.

Nếu trẻ tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.

Nếu trẻ nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.


8. BẤT TỈNH

Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.

Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.

Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.

Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.


9. TƯ THẾ HỒI PHỤC

Đây là tư thế dành cho trẻ bất tỉnh nhưng vẫn thở. Nó giúp chúng thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn do nôn. (Nếu nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ, thì không di chuyển).

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.

Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn.


10. SỐC MẪN CẢM

Nó có thể là phản ứng của dị ứng nặng, thường do bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây giảm huyết áp, đỏ ứng mặt và cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.

Đầu tiên xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.

Sau đó gọi cấp cứu. Đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục, nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, hãy gọi cấp cứu, trong khi thực hiện biện pháp hô hấp sơ cứu.


11. CHẢY NHIỀU MÁU

Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy nhiều máu, hãy rửa sạch, sau đó lau khô tay bạn và đeo găng.

Nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng, thay vì chảy đi mất. Kiểm tra xem có vật gì gắn vào vết thương. Nếu có thì cũng để nguyên bởi sẽ tháo ra sẽ chỉ làm tồi tệ thêm.

Thay vào đó, dùng vải buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu không có gì gắn ở vết thương, dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh, tuy nhiên không quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu.


khamchuabenh.net (theo N.M. nguồn Daily Mail)
Về Đầu Trang Go down
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ   Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:08 am

Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Lê Xuân Ngọc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương giúp các bậc phụ huynh biết cách sơ cứu một số tai nạn mà trẻ em thường gặp.

-BỊ HÓC:

Nếu con nuốt đồ chơi và bị hóc, bạn nên đặt bé nằm sấp dọc theo cánh tay mình sao cho đầu thấp hơn ngực, dùng tay kia vỗ nhẹ vào lưng trẻ đến khi vật bật ra.

-BỊ NGỘ ĐỘC:

Không gây nôn khi trẻ uống phải axít hoặc xăng dầu

Khi bị ngộ độc, trẻ có một số biểu hiện như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở, đau đầu, chóng mặt hoặc nặng hơn là hôn mê, co giật, xuất huyết.

Nếu trẻ bị ngộ độc nhẹ, gia đình chỉ cần để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho trẻ uống nước đường, than hoạt tính. Nếu trẻ bị ngộ độc vì uống phải axít, kiềm hoặc xăng dầu thì tuyệt đối không được gây nôn.

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm độc qua da, niêm mạc, cha mẹ chỉ cần làm sạch bằng xà phòng hoặc nước sạch. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ngộ độc với những dấu hiệu như: hôn mê, suy thở, co giật, co cứng toàn thân thì phải đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Thông thường, trẻ chủ yếu bị ngộ độc thuốc sâu, thuốc chuột, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, axít, bột giặt... Vì vậy, người lớn nên để các loại hóa chất lên cao, xa tầm với của trẻ.

Không nên đựng hoá chất trên vào vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, bình, cốc hoặc những đồ dùng dễ gây nhầm lẫn cho trẻ.

-DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ:

Không dùng tay móc nếu trẻ quá bé

Hóc dị vật đường thở là loại tai nạn rất hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Khi trẻ bị hóc, cha mẹ nên đặt bé nằm sấp dọc theo cánh tay người lớn, đầu trẻ thấp hơn ngực, tay kia vỗ nhẹ vào lưng trẻ đến khi nào dị vật bật ra.

Không dùng tay móc dị vật khi trẻ còn quá bé. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ cúi người về phía trước, đầu thấp hơn ngực. Sau đó một tay đỡ ngực con, tay kia vỗ mạnh 5 lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ theo hướng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.

Cả hai trường hợp trên, nếu dị vật vẫn không bật ra hoặc trẻ có dấu hiệu bất tỉnh cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

-ĐUỐI NƯỚC:

Nhanh chóng móc hết dị vật trong mũi, miệng nạn nhân

Trong trường hợp nạn nhân bị đuối nước vẫn còn tỉnh táo, người lớn chỉ cần đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng một bên, sau đó kiểm tra và lấy hết dị vật trong miệng và đường thở của trẻ.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn cần phải làm sạch đường thở bằng cách móc dị vật trong miệng, mũi của nạn nhân để thông đường thở. Tiếp đó, bạn hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng tim) đến khi nào nạn nhân tự thở được.

Khi nạn nhân tỉnh lại, lưu ý nên để nạn nhân nằm nghiêng, đầu thấp và ủ ấm để đảm bảo thân nhiệt.

Cha mẹ tuyệt đối không nên để trẻ em một mình ở khu vực gần nước hoặc trong môi trường nước. Ở nông thôn nên che đậy giếng, chum, vại, bể nước, thùng nước. Nếu gần nhà có ao, hồ nước, hố nước (sau tôi vôi)... cần phải được rào chắn kỹ càng đề phòng trẻ sa xuống.

-BỊ VẬT SẮT NHỌN ĐÂM:

Không cố lấy khi đã cắm sâu vào thịt

Khi trẻ bị tai nạn do vật sắc nhọn đâm phải, cần phải rửa sạch vết thương bằng ôxy già hoặc nước sạch. Tuyệt đối bố mẹ không được cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà nên sát khuẩn và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.

Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu. Sau đó phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Các vật gây thương tích như dao, kéo, đinh… có dính bùn đất, phân hoặc gỉ có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Nhưng cách phòng tốt nhất là các bậc cha mẹ nên cất riêng đồ sắc nhọn, tránh lối ra vào và để xa tầm với của trẻ.

-ĐỘNG VẬT CẮN:

Rửa ngay vết thương bằng xà phòng

Bị động vật cắn, việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải sạch hoặc băng gạc.

Nếu trẻ bị chó, mèo cắn cần phải theo dõi con vật tối thiểu trong 10 ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường như: sùi bọt mép, bị ốm sau khi cắn. Khi bị động vật nghi dại cắn, phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

khamchuabenh.net (Theo Gia Đình & Xã Hội)
Về Đầu Trang Go down
 

Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Sơ cứu chấn thương sọ não
» sơ cứu các trường hợp thường gặp
» Sơ cứu chấn thương phần mềm
» Đua vào ngành thời thượng
» Bác sĩ: phải có lòng thương người
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: CHUYỆN TRÒ CUỘC SỐNG :: Kiến Thức Phổ Thông-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất