Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Các phương pháp ôn thi cho tốt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 9:04 pm

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý

I - Các loại câu trắc nghiệm và những điểm lưu ý khi trả lời.

TT - Câu trắc nghiệm vật lý có nhiều loại khác nhau:
câu trắc nghiệm đúng sai, câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu trắc
nghiệm đối chiếu cặp đôi, câu trắc nghiệm điền khuyết… Trong các kỳ thi
tốt nghiệp và thi tuyển sinh hiện nay đều dùng loại câu hỏi trắc nghiệm
nhiều lựa chọn, trong đó có cả câu trắc nghiệm lý thuyết và câu trắc
nghiệm bài tập.

Câu trắc nghiệm lý thuyết là loại câu không yêu cầu
thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lý thuyết, và biết vận dụng nó
vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời.

Ví dụ: Trong một đoạn mạch không phân nhánh, nếu dòng
điện trễ pha đối với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thì trong
đoạn mạch đó:

A. không có cuộn cảm

B. không có tụ điện

C. có điện trở thuần và cuộn cảm nối tiếp.

D. cảm kháng lớn hơn dung kháng.

Học sinh nắm vững tính chất của đoạn mạch RTC nối tiếp
sẽ tìm thấy phương án A không thỏa mãn vì trong đoạn mạch này dòng điện
cùng pha hoặc sớm pha đối với hiệu điện thế. Trong các đoạn mạch nêu ở
phương án B và C, dòng điện có thể trễ pha đối với hiệu điện thế nhưng
chúng chỉ là các trường hợp riêng, không thể khẳng định chắc chắn
trường hợp riêng này sẽ xảy ra. Phương án cần chọn là D.

Câu trắc nghiệm bài tập là loại yêu cầu thí sinh phải
vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán chọn đáp số cần
tìm. Khác với toán trong câu tự luận, bài toán trong câu trắc nghiệm
thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba
phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai
hay đúng.

Ví dụ: Một vật sáng nhỏ đặt vuông góc với trục chính
của một thấu kính mỏng, cho ảnh ảo bằng 3 lần vật và cách vật 20 cm.
Tiêu cự thấu kính là:

A. -15cm. B. 10cm. C. 15cm. D. 30cm.

Học sinh có thể nhận xét ảnh lớn hơn vật nên thấu kính
phải là thấu kính hội tụ, tiêu cự có giá trị dương, do đó loại được
phương án A, nhưng ba phương án còn lại đều là đáp số dương nên phải áp
dụng công thức thấu kính để chọn đáp số đúng. Để tìm tiêu cự thấu kính
ta cần tính d và d từ các phương trình: k = -d/d = 3; -d – d = 20cm.
Sau đó tính được d = 10cm; d = -30cm, thay vào phương trình: 1/f = 1/d
+ 1/d sẽ tìm được f = 15cm. Ta chọn phương án C.

Trong các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh, số câu trắc nghiệm bài tập thường nhiều hơn số câu trắc nghiệm lý thuyết.

Mỗi loại câu trắc nghiệm đều có thể có mức độ khó dễ
khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Với các câu hỏi ở mức nhận
biết, học sinh chỉ cần nhận ra một công thức, một định nghĩa, một định
luật hoặc chỉ thay số liệu đơn giản là đã tìm được phương án trả lời.
Tuy nhiên vẫn có một số học sinh không được điểm khi làm loại câu này
do không nắm vững lý thuyết hoặc chủ quan không đọc kỹ câu hỏi. Các câu
hỏi trắc nghiệm thường rải ra nhiều phần khác nhau của chương trình,
không có trọng tâm, trọng điểm. Do vậy nếu học tủ và không rèn luyện để
có một trí nhớ tốt, học sinh sẽ bị mất điểm ngay ở một số câu dễ.

Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ thông hiểu, học sinh
muốn chọn phương án đúng phải nắm được ý nghĩa của khái niệm hoặc sự
kiện hiện tượng để suy luận, hoặc chuyển dịch nó từ mức độ trừu tượng
này sang mức độ trừu tượng khác. Để làm được câu này, học sinh không
chỉ nhớ và thuộc lòng máy móc mà cần có thói quen nhận xét sự vật, hiện
tượng ở các trường hợp khác nhau.

Ví dụ: khi học công thức thấu kính: 1/f = 1/d + 1/d
cần tự biến đổi để làm quen với công thức đó ở các dạng khác nhau như:
d = df/ d-f; d = df/ d-f; f = dd/ d+d và các trường hợp đặc biệt: khi d
= ∞ thì d = f; khi d = f thì d = ∞; khi d = 0 thì d = 0. Như vậy học
sinh sẽ không ngỡ ngàng mà nhận ra ngay công thức này dù nó không được
viết tường minh như ở sách giáo khoa.

Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ vận dụng, học sinh
muốn trả lời đúng phải nắm được bản chất sự vật hiện tượng và thường
xuyên có thói quen áp dụng nó vào các trường hợp cụ thể, qua đó nắm
được phương pháp vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được. Vấn đề
đặt ra trong câu trắc nghiệm ở mức vận dụng có thể là tình huống mới
hoặc nhiệm vụ mới. Học sinh cần bình tĩnh, đọc kỹ câu hỏi để khai thác
giả thiết cho ở phần dẫn của câu trắc nghiệm để suy ra các kết quả, rồi
từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên nhiều câu trắc
nghiệm vật lý liên quan đến vấn đề nảy sinh trong thực nghiệm hoặc
trong thực tế. Sẽ rất có lợi nếu hằng ngày học sinh có thói quen vận
dụng kiến thức đã học vào đời sống. Ví dụ khi học về gương cầu, hãy
quan sát ảnh qua gương lắp ở xe máy, xem ảnh ở gương này khác nhau thế
nào khi vật ở xa, khi vật ở gần, từ đó nhận xét về tính chất ảnh và
điều kiện tương điểm đối với gương cầu.

Khi học về thấu kính, hãy thử tìm cách ước lượng xem
tiêu cự của kính đeo mắt mà em có hoặc người thân của em có là bao
nhiêu. Những thói quen đó giúp học sinh dần dần nâng cao khả năng vận
dụng kiến thức, giúp đạt điểm cao khi làm loại câu ở mức vận dụng.

(còn tiếp)

PV


Được sửa bởi akin01 ngày Fri Apr 09, 2010 9:06 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 9:05 pm

Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh?

TT - Đây là câu hỏi khó trả lời bởi vì thí sinh có thể
làm được những nội dung trong đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển
sinh vào ĐH, CĐ môn tiếng Anh hay không phụ thuộc trước hết vào trình
độ và khả năng của thí sinh đó.

Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu về nội dung, cấu trúc của
các đề thi có thể khẳng định để làm bài tốt, thí sinh phải có đủ kiến
thức về ngữ âm và âm vị học, từ vựng, ngữ pháp (cú pháp) và kỹ năng đọc
hiểu.

Dưới đây là nội dung tổng kết những kiến thức và kỹ
năng được yêu cầu trong các đề thi, sau đó gợi ý cách xử lý một số mục
cụ thể. Hi vọng qua những phần tổng kết và gợi ý về cách làm bài, các
em có thể hiểu thêm kiến thức cần chuẩn bị cho mình trước kỳ thi để từ
đó xây dựng những chiến lược học tập, trang bị kiến thức một cách hiệu
quả và cách làm bài phù hợp, đạt kết quả cao.

Như trên đã nói, một bài thi tốt nghiệp THPT và một
bài thi tuyển sinh vào các trường đh, cđ đều yêu cầu thí sinh phải có
đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị, từ vựng và ngữ pháp, các kỹ năng đọc
hiểu. Chi tiết sẽ được trình bày trong những mục dưới đây.

1. Thế nào là có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh?

Có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh bao
gồm việc phát âm đúng các âm riêng lẻ, trong từ, cụm từ và câu; hiểu
được rằng hệ thống âm vị học tiếng Anh bao gồm các nguyên âm đơn,
nguyên âm kép, phụ âm đơn, phụ âm, tổ hợp phụ âm, các chữ viết thể hiện
các âm vị đó; và quan trọng hơn phải phát âm đúng được những âm đó khi
chúng đứng riêng lẻ, trong tổ hợp, trong từ, trong câu, và phải biết
đánh trọng âm của các từ đa âm tiết.

2. Thế nào là đủ kiến thức về từ vựng?

Có đủ kiến thức về từ vựng có nghĩa là các em phải nhớ
được một lượng từ vựng cần thiết, cả hình thức âm thanh, hình thức chữ
viết và nghĩa cơ bản (thường là nghĩa 1 trong từ điển) đủ để hiểu bài
và làm bài; phải có kiến thức cơ bản về hệ thống từ vựng tiếng Anh bao
gồm các loại như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, mạo từ,
đại từ, liên từ, thán từ, phải hiểu được những đặc điểm cơ bản của từng
loại từ này.

2.1. Danh từ tiếng Anh

Danh từ tiếng Anh có số ít và số nhiều (ví dụ: book -
books), đếm được (ví dụ: book) và không đếm được (ví dụ: water). Danh
từ tiếng Anh có cấu tạo số nhiều từ số ít theo qui tắc (ví dụ: table -
tables, pen - pens), nhưng cũng có cấu tạo số nhiều từ số ít không theo
qui tắc (ví dụ: child - children, man - men), có hình thức số ít nhưng
lại sử dụng như số nhiều (ví dụ: people, police), hoặc hình thức số
nhiều nhưng sử dụng như số ít (ví dụ: physics, mumps). Ngoài ra còn có
sở hữu cách của danh từ (ví dụ: our teachers books, Alices car), và
danh từ ghép (ví dụ: swimming pool, river bank)

2.2. Động từ tiếng Anh

Động từ tiếng Anh có năm hình thức: hình thức nguyên
thể - hình thức được cho là nguyên mẫu của động từ (ví dụ: go, come,
play), hình thức nguyên thể với to (ví dụ: to go, to play), hình thức
quá khứ (ví dụ: walked, played) thể hiện ý nghĩa quá khứ, hình thức
phân từ 2 (ví dụ: given, written) thể hiện ý nghĩa hoàn thành, và hình
thức với -ing thể hiện ý nghĩa đang diễn ra.

Động từ tiếng Anh thể hiện thời gian qua việc sử dụng
các thì (tenses) bao gồm hiện tại, quá khứ và tương lai. Với hiện tại,
động từ tiếng Anh có bốn thì:
(1) thì hiện tại đơn chỉ hành động thường
xuyên xảy ra trong hiện tại (ví dụ: I go to school everyday; She speaks
English very well);
(2) thì hiện tại tiếp diễn chỉ hành động xảy ra ở
thời điểm nói trong hiện tại (ví dụ: We are learning English; She is
singing in the next room);
(3) thì hiện tại hoàn thành chỉ một hành động xảy ra trong quá khứ và còn kết quả liên quan đến hiện tại (ví dụ: Ive read this book; They have finished their homework);
(4) thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn chỉ một hành động bắt đầu từ một thời điểm nào đó trong quá khứ và đến hiện tại nó vẫn đang diễn ra (ví dụ: Weve been
learning English for 6 years; Hoa has been reading the book for two hours).

Với quá khứ, động từ tiếng Anh có bốn thì:

(1) thì quá khứ đơn chỉ hành động đã xảy ra trong quá khứ (ví dụ: I often went to
school early when I was young);

(2) thì quá khứ tiếp diễn chỉ hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ (ví dụ: I was reading a book when she came);

(3) thì quá khứ hoàn thành chỉ hành động đã hoàn thành trước một thời điểm xác định trong quá khứ (ví dụ: I had learnt English for three year before I turned to learn Japanese);

(4) thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn chỉ hành động bắt đầu trước một
thời điểm xác định trong quá khứ kéo dài đến thời điểm quá khứ ấy (ví
dụ: I had been reading this book for three hours when she came).

Với tương lai, động từ tiếng Anh không biến hình để
diễn đạt ý nghĩa này; thay vào đó nó sử dụng hai trợ động từ shall và
will. Thông thường shall đi với đại từ nhân xưng ở hai ngôi I và we,
will đi với các đại từ nhân xưng ở các ngôi còn lại you, she, he, it và
they (tuy nhiên xu hướng hiện nay là sử dụng will cho tất cả các ngôi).

Theo đó, ta có (1) thì tương lai đơn chỉ hành động
thường xảy ra trong tương lai (ví dụ: I shall go to school early);

(2) thì tương lai tiếp diễn chỉ hành động xảy ra tại một thời điểm tiếp
diễn trong tương lai (ví dụ: at this time tomorrow, I shall be learning
English);

(3) thì tương lai hoàn thành thể hiện hành động sẽ hoàn thành
trước một thời điểm xác định trong tương lai (ví dụ: They will have
finished their work by this time tomorrow); và

(4) thì tương lai hoàn thành tiếp diễn thể hiện hành động bắt đầu trước một thời điểm xác định trong tương lai, kéo dài đến thời điểm tương lai ấy và có thể vẫn tiếp diễn (ví dụ: We shall have been learning English for two hours when you
come). Ngoài ra để diễn tả tương lai gần có kế hoạch (near future plan)
ta còn sử dụng cấu trúc be going to + V (ví dụ: We are going to visit our grandparents next weekend).

(Còn tiếp)

(Nguồn: Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT)
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 9:10 pm

ướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn sinh học

1. Cách học

TT - a) Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm; không
nhất thiết phải thuộc lòng, nhưng phải hiểu bản chất của khái niệm,
phân biệt được khái niệm đó trong hệ thống các khái niệm đã biết.




b) Tìm trong bài học những kiến thức về quá trình, qui
luật sinh học; phân biệt các quá trình, qui luật sinh học đó với những
quá trình, qui luật sinh học khác trong hệ thống kiến thức của chương
trình; không cần học thuộc từng câu chữ, nhưng phải ghi nhớ những nội
dung cơ bản.



c) Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến
thực tiễn đời sống; cách vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn; tìm
thêm các ví dụ tương tự.



d) Khi ôn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách
lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so sánh. Ví dụ khi học và ôn tập bài "đột
biến gen":

Liệt kê các khái niệm: đột biến, thể đột biến; các
dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit
(Nu); đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể khảm;
đột biến trội; đột biến lặn...

Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế
nhân đôi ADN, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể; các tác nhân gây đột biến
có bản chất vật lý, hóa học, sinh học.

Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể
đột biến bạch tạng ở cây lúa, bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu
khó đông ở người...

Và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến.



e) Một số phương pháp học phù hợp với hình thức thi
trắc nghiệm là thường xuyên tự đặt các câu hỏi về các nội dung từng chủ
đề đã học, rồi tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó; vận dụng các kiến
thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học thường gặp trong đời
sống hằng ngày, hoặc từ thông tin của các phương tiện thông tin đại
chúng... Khi ôn luyện bài trắc nghiệm, không chỉ đơn thuần chọn phương
án đúng mà đồng thời chọn giải thích tại sao các phương án còn lại
không đúng. Những cách học này giúp hiểu và nhớ kiến thức lâu dài, sâu
sắc.



2. Cách trả lời câu trắc nghiệm


a) Đối với câu hỏi ở mức biết

Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra khả năng
nhận ra và nắm bắt của thí sinh về một khái niệm, hiện tượng, qui luật
hoặc quá trình cơ bản nào đó. Những câu hỏi này thường ngắn, đơn giản
và thường thì phần lớn thí sinh ở mức trung bình, khá trở lên chỉ cần
15 giây đến 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi.

Ví dụ: Trong tế bào sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa ADN?

A. Nhân tế bào. B. Ti thể.

C. Lạp thể. D. Mạng lưới nội chất.

Trả lời: D


b) Đối với câu hỏi ở mức hiểu

Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra thí sinh
về việc hiểu bản chất một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá
trình nào đó. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường phức tạp hơn, có thể ở
dạng so sánh, đối chiếu, suy luận ở dạng đơn giản; các phương án sai có
mức độ gây nhiễu cao hơn. Với các câu hỏi thuộc nhóm này, thí sinh
trung bình, khá trở lên thường cần 30 giây đến 2 phút để trả lời.



Ví dụ: Các sự kiện diễn ra của nhiễm sắc thể trong giảm phân khác biệt với nguyên nhân là:

A.Sự tạo thành bốn tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi

một nửa.

B. Chỉ có một lần phân bào và chỉ có một lần nhân đôi của nhiễm sắc thể.

C. Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể không tương đồng.

Trả lời: A


c) Đối với câu hỏi vận dụng


Loại câu hỏi này thường kiểm tra về khả năng tổng hợp,
so sánh, suy luận và vận dụng các khái niệm, các quá trình và qui luật
sinh học. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường ở dạng các bài tập tình
huống, hoặc các dạng câu hỏi kiểu so sánh, đối chiếu, cần sự nắm vững
kiến thức của thí sinh; phương án sai có mức độ gây nhiễu cao. Sự phân
hóa thí sinh ở mức độ khá, giỏi chủ yếu phụ thuộc vào những câu hỏi
này. Với những câu hỏi này, thường thì các học sinh khá, giỏi cần 2-5
phút hoặc nhiều hơn để trả lời.

(còn tiếp)

PV
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 9:10 pm

Học lịch sử thế nào để thi tốt?

TT - Khi học lịch sử, các em không có điều kiện để
trực tiếp quan sát các sự kiện, nhân vật lịch sử. Vì vậy khi học môn
này rất cần khả năng tư duy độc lập, khả năng hình dung. Vì thế khi học
các em nên suy nghĩ để tập trung vào những kiến thức cơ bản.

Đó là những nhân vật, sự kiện, khái niệm, qui luật và
bài học lịch sử mà thiếu nó thì chúng ta không thể tái hiện được một
giai đoạn lịch sử.

Tạo cách nhớ cho mình

Một số thủ thuật ghi nhớ là các em có thể lấy ngày
sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ sự
kiện lịch sử. Cũng có thể lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm
mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng việc
thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có
ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện
diễn ra trên một địa phương… và suy nghĩ sáng tạo ra những cách nhớ mới
cho riêng mình.

Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể,
chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống,
khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa,
xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch
sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện
tiêu biểu cho nội dung đó. Công đoạn này có rất có ý nghĩa, nó giúp các
em nắm một cách bao quát những nội dung và giai đoạn lịch sử, tránh
được việc lẫn lộn các giai đoạn và sự kiện lịch sử với nhau.

Ngoài ra, trong quá trình học các em có thể tự mình
lập ra các bảng, biểu, sơ đồ... để ghi nhớ được tốt hơn. Trong quá
trình học tập nếu thấy có một số khái niệm thuật ngữ chưa hiểu thì phải
tra từ điển hay hỏi ngay thầy cô giáo để hiểu sâu hơn những vấn đề lịch
sử.

Việc ghi nhớ (học thuộc) kiến thức lịch sử nói trên
mới giúp các em trả lời được các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Diễn ra như
thế nào? (để biết). Còn để nhận thức được bản chất các sự kiện lịch sử
(hiểu) thì các em còn phải suy nghĩ để trả lời một câu hỏi nữa: Tại
sao? Điều này thật khó nhưng nếu các em chủ động suy nghĩ thì sẽ nhớ
rất lâu.

Phải nắm kiến thức khái quát

Đề thi trong nhiều năm qua vẫn bám sát chương trình và
sách giáo khoa, thường trong một đề thi gồm bốn câu, có một câu hỏi khó
để phân hóa học sinh. Với loại câu hỏi này thí sinh phải nắm kiến thức
một cách khái quát, tổng hợp thì mới làm tốt được.

Cần đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu cầu
của đề ra. Viết đề cương và ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe
lên trong đầu để khỏi quên. Nên phân bố thời gian cho các câu một cách
hợp lý, có thể ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương
để nhắc nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm
trước. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi
thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết
rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp.
PGS.TS NGÔ MINH QUANG (trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 9:11 pm

Môn địa: chú ý kỹ năng vẽ biểu đồ

TT - Để học tốt môn địa




Nhiều học sinh có suy nghĩ địa lý là môn phụ, thực tế cho thấy suy nghĩ này là sai lầm.

Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi có một vài lưu ý sau đây:

1. Học địa lý theo kiểu học vẹt, học
tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài, dễ bị
"tủ đè”, tâm lý luôn hoang mang, lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự
tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.

2. Học địa lý nên chú ý các thao tác sau đây:

- Đọc bài 1-2 lần để hiểu được cấu trúc của bài, phải ghi nhận được dàn bài.

- Để kiểm tra xem mình hiểu bài được bao nhiêu phần
trăm, các em có thể thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học theo hệ
thống trên giấy nháp, không cần ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa
(ngoại trừ những ý bắt buộc).

Mỗi bài nếu có thể viết lại trôi chảy, đầy đủ trong ba lần thì hoàn toàn có thể yên tâm với lượng kiến thức mà mình đã học.

Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ

Đây là quá trình hết sức quan trọng đối với học sinh
khi đi thi. Học sinh thường chưa được chuẩn bị kỹ hoặc chưa quan tâm
đến phần này dù trong các kỳ thi, phần kỹ năng thường được cơ cấu
40-50% điểm. Học sinh thường đạt điểm kỹ năng rất thấp vì chủ quan,
không cẩn thận nên vẽ không đúng, không đẹp và không chính xác. Còn
phần nhận xét thì viết lung tung, không nêu bật được trọng tâm của vấn
đề. Do đó, xin gợi lại các ý chính sau đây trong việc trình bày:

- Đầu trang ghi tên biểu đồ (có thể ghi bên dưới biểu đồ, học sinh thường hay quên và dễ bị mất điểm ở phần này).

- Biểu đồ: cần đọc kỹ để xác định phải vẽ biểu đồ nào đúng với yêu cầu đề bài.

- Cẩn thận khi ghi ký hiệu trên biểu đồ, tránh làm rối, xấu biểu đồ.

- Ghi chú theo thứ tự đề bài cho.

- Nhận xét: nhớ phải xuống dòng mỗi ý.

- Giải thích: dựa theo bài học, giải thích trình bày
riêng và không nên gắn liền với phần nhận xét (thường học sinh lại hay
lặp lại lời nhận xét khiến dài dòng).

GV LỮ THANH TRƯỚC, (Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 9:11 pm

Để thi tốt môn Toán

* Chuẩn bị:

TT - Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu
hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi
học trên lớp.

- Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên
lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững
các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng
tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến
thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ:
cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.

* Luyện tập:

- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.

- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng
toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để
giải những bài toán tổng hợp. Cần ghi nhận cách giải gọn, hay, đẹp và
sử dụng lượng kiến thức ít nhất.

- Để có thể đạt điểm cao (8, 9, 10 điểm), cần chú ý
thêm các dạng toán nâng cao (tránh chọn những bài có cách giải quá phức
tạp, quá lắt léo và dài).

- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ
thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học,
tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải
chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số)
và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị...

* Đi thi:

- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ (3-5 giờ). Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý:trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố hoạt động học tập sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).

- Nên đến địa điểm thi trước giờ thi ít nhất 15 phút để nghỉ ngơi, để dễ có bình tĩnh, tự tin trong buổi thi.

*Làm bài thi:

- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là
các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc
và các bài toán lạ, khó.

- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận
trong quá trình tính toán, lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng
trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong
phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh
vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc).

- Tập trung trí tuệ để giải các bài toán lạ, khó. Cần
đối chiếu các dạng toán đã gặp trong quá trình luyện tập, tham khảo, có
phải là bài toán đặc biệt của một bài toán tổng quát không hay ngược
lại. Nên thử giải trên nháp theo một hướng nào đó mà ta hi vọng, nếu
qua vài phép biến đổi mà thấy lời giải càng phức tạp hơn, lạ hơn nên
dừng, chọn hướng khác... Phải kiên trì, nhẫn nại, phải quyết tâm mới hi
vọng đạt được kết quả tốt.

DƯƠNG QUANG ĐÔ
(GV Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường ĐH Nông lâm, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
bkiter



Tổng số bài gửi : 176
Points : 301
Thanks : 18
Join date : 07/03/2010
Age : 33
Đến từ : hcmut

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeSat Apr 10, 2010 9:03 pm

Đọc hết mớ phương pháp này là cũng siêng lắm rồi.
Thi tốt nghiệp mà coi bộ phức tạp và căng thẳng hơn thi đại học nhiều.
Về Đầu Trang Go down
kim



Tổng số bài gửi : 69
Points : 108
Thanks : 0
Join date : 20/04/2010
Đến từ : earth

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeWed May 12, 2010 8:24 pm

thi cai nao cung phuc tap nhu nhau.Kim thay cai nao cung quan trong.hihihihihi
Về Đầu Trang Go down
Vinhhien_BK

Vinhhien_BK

Tổng số bài gửi : 111
Points : 145
Thanks : 0
Join date : 10/03/2010
Age : 34
Đến từ : HCM City University of Technology

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeWed May 12, 2010 8:36 pm

làm j ma dai dòng thế nhỉ?
thi tốt nghiệp giống như kiểm tra một tiết thôi mà, chủ yếu là lo cho đại học kìa
mà thi đại học chỉ tóm lại một câu thôi
" Hãy thư giãn, bạn càng thư giãn bao nhiêu, bạn càng đạt kết quả cao bấy nhiêu"
Về Đầu Trang Go down
kim



Tổng số bài gửi : 69
Points : 108
Thanks : 0
Join date : 20/04/2010
Đến từ : earth

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeThu May 13, 2010 1:01 am

noi thi de lam.nhung ap luc thi cu nang ne,lam sao ma thu gian duoc?Hien noi de nghe nhi!
Về Đầu Trang Go down
mjssdudu

mjssdudu

Tổng số bài gửi : 15
Points : 23
Thanks : 0
Join date : 15/04/2010
Age : 33
Đến từ : VD ct^^

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeThu May 13, 2010 1:26 am

người" thông minh" như pạn hiển thì có thể như thế nhưng tài mọn thì sao dám " thu giãn "cho đc .mọi điều mình học đc chỉ mang tính cá nhân , ko áp dụng cho cộng đồng ok!
Về Đầu Trang Go down
kim



Tổng số bài gửi : 69
Points : 108
Thanks : 0
Join date : 20/04/2010
Đến từ : earth

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeThu May 13, 2010 5:25 am

mjssdudu đã viết:
người" thông minh" như pạn hiển thì có thể như thế nhưng tài mọn thì sao dám " thu giãn "cho đc .mọi điều mình học đc chỉ mang tính cá nhân , ko áp dụng cho cộng đồng ok!
Kim dong y voi ban.hihihihi
Về Đầu Trang Go down
banana

banana

Tổng số bài gửi : 25
Points : 33
Thanks : 1
Join date : 15/03/2010
Age : 32
Đến từ : Ninh phat city

Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitimeThu May 13, 2010 10:05 am

kim đã viết:
mjssdudu đã viết:
người" thông minh" như pạn hiển thì có thể như thế nhưng tài mọn thì sao dám " thu giãn "cho đc .mọi điều mình học đc chỉ mang tính cá nhân , ko áp dụng cho cộng đồng ok!
Kim dong y voi ban.hihihihi
mình đồng ý với chị Kim hee
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Các phương pháp ôn thi cho tốt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các phương pháp ôn thi cho tốt   Các phương pháp ôn thi cho tốt I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Các phương pháp ôn thi cho tốt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» phuong phap pha huy te bao` ung thu bang nhiet do
» Các phương pháp giải nhanh bài toán hoá học
» Ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng
» cuộc thi truyền thông đa phương tiện ASEAN
» Cách thuyết phục đối phương trong giao tiếp
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: HỌC SINH CẦN BIẾT :: Kinh Nghiệm Học Tập-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất